Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Du học và những kinh nghiệm sống tại Úc

Đi du học, ngoài việc bạn phải tự xoay xở cho cuộc sống của mình, thì việc thay đổi cách học, theo kịp với phương pháp học ở các nước tiên tiến, luôn là đòi hỏi sống còn đối với du học sinh. Hãy lắng nghe các du học sinh bật mí những kinh nghiệm sống tại Úc nhé!
Học tập nhưng không được quên tham gia các hoạt động ngoại khóa
Nếu như ở nhà, bạn sẽ "kính nhi viễn chi" các giảng viên, chăm chú ghi những lời vàng ý ngọc của thầy, cô thì khi sang Úc cũng như các nước châu Âu, vấn đề lớn nhất với sinh viên Việt Nam chính là phải tập làm quen với phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm.


Bạn Vũ Đỗ Quyên, một du học sinh ở Úc cho biết: "Ở đây, sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên diễn ra một cách thường xuyên, bạn có thể đối thoại và tranh luận. Thế nên, bạn không thể chỉ lắng nghe, mà còn phải chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức để có thể trao đổi và tranh luận với giáo viên. Ngoài ra, sinh viên có thể đặt lịch hẹn với giáo viên ngoài giờ học để trao đổi về những vấn đề học thuật.
Để có thể không bị stress với việc thay đổi phương pháp học, bạn Lê Mỹ An, một du học sinh ở Úc đã chia sẻ kinh nghiệm sống tại Úc của mình trong vấn đề học tập như sau, bạn luôn đặt yêu cầu cho bản thân là phải hoàn thành bài vở trong ngày. Theo Mỹ An, chỉ cần ham chơi một chút là bạn có thể bị dồn ứ bài vở đến ngày hôm sau, việc học bù sẽ làm cho mình rất mệt mỏi. Nếu việc học ở nhà làm bạn cảm thấy chán thì hãy đến thư viện, vì không khí ở đó rất thích hợp cho việc học.
Hầu hết các du học sinh đều cho rằng, ngoài việc tận dụng từng giây, từng phút cho việc học thì bạn cũng nên giữ thái độ đó cho việc tham gia nhiều hoạt động cộng đồng khác. Không chỉ giúp bạn thư giãn, có sức khỏe, tránh stress do việc học, mà còn có cơ hội giúp bạn xin học bổng sau này, có cơ hội đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều nhà doanh nghiệp thành công và học hỏi được nhiều điều bổ ích.
Kết bạn và hãy kết bạn thật nhiều
Thích nghi và hòa nhập với cuộc sống người Việt tại Úc không phải là chuyện dễ, đặc biệt là người Việt với tính cách rất kín đáo. Không ít bạn tốn khá nhiều thời gian mới có thể mạnh dạn hơn. Và cách để bạn nhanh chóng hòa nhập đó chính là kết bạn.


Hãy làm chủ tài chính của chính mình bằng cách kiếm tiền
Chuẩn bị tài chính để đi du học không phải là việc dễ dàng với nhiều ông bố, bà mẹ. Chính vì thế, việc chi tiêu và đảm bảo một cuộc sống tạm ổn là điều nhiều du học sinh phải làm cho mình. Không ít bạn lần đầu tiên bắt tay vào xây dựng kế hoạch chi tiêu cho mình. Điều quan trọng là bạn phải biết cân nhắc khả năng tài chính và hoạch định rất rõ sẽ chi tiêu như thế nào cho hợp lí.
Bạn Nguyễn Thu Hương, hiện đang học ở Úc, kể: "Hồi mới sang tôi được gia đình trợ cấp toàn bộ. Chính phủ Úc hỗ trợ một phần tiền nhà cho tất cả mọi sinh viên nộp đơn. Nhưng cuộc sống cũng khá là chật vật, vì sinh hoạt phí ở đây khá cao. Thế nên, tôi phải tìm việc làm thêm để trang trải bớt chi phí. Công việc thường diễn ra vào cuối tuần với mức lương khá cao, lại có bảo hiểm nên tôi đã tự xoay xở cho cuộc sống của mình".
Cũng có không ít bạn tham gia viết bài cho một số tòa soạn, chạy bàn, làm việc trong các nhà máy sản xuất bánh kẹo. Khoản thu này đủ cho bạn trang trải cuộc sống ở đây và đóng học phí hay đi du lịch.

Ra đi đơn giản là để được trở về! Trở về với những hiểu biết đầy ắp, với những năm tháng sống có ý nghĩa, luôn là điều mà mỗi du học sinh hướng tới. Với những kinh nghiệm sống tại Úc được chúng tôi chia sẻ ở trên, hi vọng bạn sẽ hoàn thành tốt sứ mệnh của mình khi đến đây. Chúc bạn có những kế hoạch hoàn hảo cho chính mình!

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Giải mã hiện tượng laptop cũ bị nóng lên khi mới dùng được một lúc

Nếu các bạn dùng laptop cũ được một lúc, sau đó các bạn đặt bàn tay lên bàn phím thấy nóng ran lên, sau đó các bạn lật mặt sau của con laptop của mình sờ thấy nóng lên thì đã đến lúc chúng ta phải bắt tay tìm các nguyên nhân sau:
Laptop bị nóng do bị bám bụi:
Việc chúng ta thường xuyên dùng laptop dẫn đến máy liên tục tiếp xúc với bên ngoài, việc như vậy dẫn đến bụi bẩn bám vào, việc bụi bẩn bám vào trên bàn phím hay trên màn hình, hay dưới đáy laptop cũ không quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là cái quạt tỏa nhiệt của chiếc laptop của bạn. Nếu bạn sờ tay đằng sau phần các khe tản nhiệt thấy quạt khá yếu, cũng như laptop của bạn dùng khoảng 2 năm rồi thì cũng là lúc bạn cần phải vệ sinh nó.


Laptop bị nóng do chết quạt CHIP:
Việc chết quạt chip thường các bạn dễ cảm nhận hơn là việc laptop cũ bị bụi bẩn dẫn đến nóng, việc chết quạt làm mát CPU thường gây ra hiện tượng máy treo, nhiều khi bị khởi động lại hay là tự động tắt đột ngột, nhưng để đến lúc đó cũng khá là lâu và nhiều khi chúng ta sử dụng laptop cũ  ít cũng không thể cảm nhận được những sự kiện như vậy, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy máy tính nóng ran lên khi dùng một lúc. Với trường hợp này thì các bạn đành phải mang ra thợ nếu không biết tháo lắp, còn nếu bạn có khả năng vẫn có thể tháo ra và kiểm tra xem quạt có bị chết thật hay chỉ bị bụi bẩn làm quạt không thể quay được.
Laptop cũ bị nóng do chạy ứng dụng quá tải:
Thường hiện tượng này khá ít xảy ra nhưng không phải là không có, vì mình đã từng làm cho vài khách như vậy, với những chiếc máy đời thấp nhưng lại cài những phần mềm đồ họa, hay phần mềm chơi game đòi hỏi cấu hình cao, nhưng thường thì những trường hợp nóng lên khi chạy ứng dụng này cần thời gian khá dài, có  lẽ để phát hiện ra nóng thì thời gian có lẽ là dài nhất so với 2 trường hợp trên. Tuy nhiên, với những người dùng ít kinh nghiệm thì cảm giác chiếc máy tính của mình nóng ran lên cũng là điều lo ngại. Việc này giải quyết khá là đơn giản, bạn phải nâng cấp bằng chiếc laptop khác để đáp ứng các phần mềm mà bạn yêu thích hay bạn phải gỡ bỏ những phần mềm yêu thích đó để đảm bảo laptop cũ không còn nóng nữa.
Laptop cũ bị nóng do một vài nguyên nhân khác:


Hư hỏng thanh dẫn nhiệt: Thường thì thanh dẫn nhiệt là một thanh đồng để dẫn nhiệt từ CPU ra khe tỏa nhiệt, sau đó được quạt thổi không khí qua khe tỏa nhiệt đó để làm mát thanh đồng, cũng có nghĩa làm mát CPU, làm giảm nhiệt độ của CPU xuống, nếu thanh này hỏng thì quá trình trao đổi nhiệt của CPU con laptop cũ của bạn có vấn đề dẫn đến hiện tượng nóng laptop cũ của bạn.
Không có keo tỏa nhiệt: Hiện tượng này thường xảy ra khi laptop cũ được tháo ra và sửa chữa gì đó, các kỹ thuật tháo chip ra rồi để bên ngoài dẫn đến hiện tượng keo bị khô, khi lắp vào nó không được dẫn nhiệt tốt dẫn đến nóng laptop cũ.

Vậy là chúng tôi đã giới thiệu những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng laptop của các bạn bị nóng. Các bạn có thể xác định từng nguyên nhân một để có thể tự sửa chữa cho mình cũng như vệ sinh laptop cũ của mình để tránh việc bị mất tiền oan.
>>Xem thêm: Macbook cũ hot nhất hiện nay

Việc làm thêm và những kinh nghiệm sống tại Úc rất bổ ích cho du học sinh

Chúng ta có thể thấy, du học sinh tại Úc sẽ nhận được rất nhiều cơ hội, những trải nghiệm từ cuộc sống cho tới việc học tập. Tuy nhiên, những cơ hội, trải nghiệm đó sẽ thêm sâu sắc và ý nghĩa nếu bạn có một công việc làm thêm hấp dẫn, tham gia tình nguyện, đi thực tập. … Bài viết lần này sẽ mang đến cho các bạn những cơ hội việc làm, những kinh nghiệm sống tại Úc trong quá trình xin việc làm thêm ở Úc.
Lý do vì sao bạn nên làm thêm tại Úc
– Tăng cường khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, hiểu rõ hơn về cuộc sống người bản địa
Nếu những ngày tháng đi du học của bạn chỉ dừng lại ở những nơi như là nhà trọ, trường học thì bạn đã bỏ lỡ rất nhiều điều thú vị, hữu ích trong cuộc sống. Công việc làm thêm sẽ giúp bạn tiếp xúc nhiều hơn với người bản địa, từ đó sẽ giúp bạn nâng cao trình độ giao tiếp tiếng Anh của bạn, cũng như những hiểu biết về cuộc sống của người bản địa.


– Cơ hội tìm hiểu thị trường làm việc
Với những bạn có ý định làm việc tại Úc sau thời gian học tập thì có lẽ đây là cơ hội tốt giúp các bạn tìm hiểu thị trường làm việc trong tương lai, những yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với các ứng viên cũng như xác định rõ hơn lộ trình nghề nghiệp cho tương lai của bạn.
–  Tích lũy được những kinh nghiệm, kỹ năng làm việc
Song song với những kiến thức bạn có thể học được từ sách vở thì kinh nghiệm, kỹ năng làm việc chính là những thứ quan trọng nhà tuyển dụng yêu cầu, vì thế làm thêm ngay từ khi đi học sẽ giúp bạn tích lũy được những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc cho công việc tương lai.
–  Giúp tăng thu nhập, có thư giới thiệu và bằng chứng nhận
Theo kinh nghiệm sống tại Úc của các tiền bối đi trước thì công việc làm thêm có thể giúp cho các bạn du học sinh có thêm thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt. Ngoài ra, với những công việc không có thu nhập thì bạn có thể nhận được thư giới thiệu, bằng chứng nhận phục vụ cho tương lai.
Những điều bạn cần chuẩn bị để kiếm được việc làm thêm tại Úc
– Bạn cần tìm hiểu thông tin về nơi làm việc, những tổ chức mà bạn muốn tham gia
Bạn cần tìm hiểu rõ những thông tin cơ bản về tổ chức, nơi làm việc thật kỹ càng trước khi apply vào để tránh trường hợp bị lừa hay sau khi làm việc, tham gia thấy không phù hợp với năng lực của bạn.
–  Chuẩn bị CV thật kỹ càng
CV chính là thứ đầu tiên mà nhà tuyển dụng có thể căn cứ để đánh giá về việc bạn có năng lực để phù hợp với công việc của công ty hay không, nên việc chuẩn bị một bản CV đẹp là điều rất quan trọng mà bạn nên làm. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi dành cho các bạn để làm một bản CV đẹp.
+ Thông tin cá nhân : ở mục này, bạn không cần thiết phải đưa quá nhiều thông tin cá nhân. Bạn chỉ cần đưa ra những thông tin cần thiết như: Họ tên, ngày sinh, địa chỉ cư trú, số điện thoại liên lạc, email.
+ Kinh nghiệm việc làm và những thành tích nổi bật mà bạn đạt được
Những vị trí công việc, nơi làm việc hay những tổ chức bạn tham gia, những giải thưởng bạn đạt…và nếu như bạn sắp xếp những yếu tố này một cách hợp lý chắc chắn sẽ thu hút nhà tuyển dụng.
+ Trình bày CV
Vì nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để xem xét hết các thông tin mà bạn ghi trong CV, vì thế, bạn nên  liệt kê các thông tin dưới dạng bullet để nhà tuyển dụng có thể  dễ dàng nắm bắt được những phần quan trọng trong CV của bạn.
–  Chuẩn bị Résume
Résume chính là bản giới thiệu một cách thuyết phục những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của bạn vì thế bạn nên chỉ rõ cho nhà tuyển dụng thấy sự ăn nhập giữa kỹ năng, kinh nghiệm của bạn với tiêu chí công việc mà họ đang yêu cầu
–  Bạn cần tập luyện kỹ năng phỏng vấn



Nếu bạn được lọt qua vòng hồ sơ thì kỹ năng phỏng vấn là điều bạn nên quan tâm. Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, bạn cần phải giữ được thái độ bình tĩnh, tự tin, trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách dứt khoát, chân thật và cố gắng thể hiện hết năng lực của bản thân phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Với kinh nghiệm sống tại Úc về việc làm thêm dành cho các du học sinh được chúng tôi chia sẻ ở trên, hi vọng sẽ giúp cho các du học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về việc có nên đi làm thêm hay không, đồng thời cũng giúp cho các du học sinh có thể vạch ra cho mình một lối đi mới trong con đường tương lai của mình tại mảnh đất xinh đẹp này.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Những lưu ý khi mua laptop cũ cho dân văn phòng

Dân văn phòng là những người có nhu cầu s dụng laptop cao nhất, nhưng việc mua một chiếc laptop mới để làm việc trong môi trường này là rất phí, vì vậy, đã có rất nhiều người tìm đến việc mua một chiếc laptop cũ giá rẻ để sử dụng, vừa tiết kiệm chi phí mà lại có thể phục vụ cho nhu cầu làm việc của mình. Vậy khi mua laptop cũ, dân văn phòng nên lưu ý những gì?


Đầu tiên, khả năng lưu trữ của máy là điều rất quan trọng khi sử dụng laptop cũ dành cho dân văn phòng. Các ổ cứng nên có thể lưu trữ nhiều tài liệu mà họ mong muốn.
Thứ hai, kích thước màn hình là quan trọng, nhưng còn phụ thuộc vào cách người ta sẽ sử dụng, nếu bạn không mang về thì nên lựa những dòng laptop có kích thước màn hình lớn để dễ nhìn, nhưng nếu bạn hay mang về hoặc công việc của bạn yêu cầu di chuyển nhiều, thì nên lựa những loại vừa phải, kích thước nhỏ gọn để bạn tiện lợi trong quá trình di chuyển.
Thứ ba, CPU, bộ nhớ và đồ họa cũng quan trọng, vì khả năng xử lí dữ liệu, tốc độ máy chạy nhanh hay chậm cũng được giới văn phòng rất quan tâm. Bộ vi xử lý lõi kép cũng nên được sử dụng và phải đảm bảo tốc độ xử lý tốt.
Thứ tư, kết nối tốt là quan trọng bởi vì Wi-Fi và Ethernet là điều quan trọng để kết nối với các thông tin trên internet.
Tiếp theo, các phụ kiện như bộ chuột là quan trọng để có thể tránh tình trạng các phụ kiện bị hư lặp đi lặp lại.


Cuối cùng, tuổi thọ pin dài là rất quan trọng trong các chuyến đi kinh doanh để chủ sở hữu laptop cũ có thể làm việc tốt mà không quan tâm nhiều đến vấn đề về pin.
Các bạn có thể tìm mua các dòng laptop cũ giá rẻ ở các cửa hàng thu mua laptop cũ uy tín trên thị trường.
Việc sử dụng laptop cũ cho dân văn phòng rất là quan trọng, để thực hiện công việc một cách tốt nhất, đem lại hiệu năng làm việc cũng như các thành tích cá nhân cũng như của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bạn cần đưa ra những lựa chọn đúng đắn khi sử dụng dòng laptop cũ giá rẻ hay laptop mới hiện đại.


Chia sẻ những kinh nghiệm sống tại Úc dành cho các bạn sinh viên

Úc là một trong những lựa chọn hàng đầu khi quyết định đi du học của các bạn sinh viên. Không những là một đất nước xinh đẹp, Úc còn là một đất nước có nền văn hóa đa dạng, phong phú. Vậy làm sao mà các bạn sinh viên có thể hòa nhập với cuộc sống nơi đất khách quê người này, hãy cùng lientran.vn chia sẻ những kinh nghiệm sống tại Úc dành cho các bạn sinh viên nhé!
Về chi tiêu tài chính
Khi đi học xa nhà như vậy chắc chắn các bạn sẽ nhận được rất nhiều tiền từ gia đình, vậy có bao giờ bạn thắc mắc rằng mình nên dùng số tiền này như thế nào cho hiệu quả hay chưa?


Các bạn nên học cách chi tiêu tiết kiệm, biết cách kiềm chế lại những mong muốn của bản thân để tránh tình trạng cạn kiệt về tài chính. Khi bạn cảm thấy không an tâm vì mình đang nắm trong tay một số tiền lớn như vậy thì bạn nên tạo một tài khoản ngân hàng tại Úc cho riêng mình. Việc tạo một tài khoản ngân hàng tại Úc khá là dễ dàng, bạn chỉ cần xuất trình hộ chiếu và chứng minh về địa chỉ nơi bạn đang ở là người ta sẽ cấp cho bạn một thẻ ATM để bạn có thể rút tiền tại hầu hết máy ATM trong thành phố. Ngoài ra, các ngân hàng còn có các chính sách giảm phí tài khoản hàng tháng nếu bạn chứng minh được mình là học sinh đại học chính quy ở Úc.
Có nên đi làm thêm ở Úc hay không?
Theo kinh nghiệm sống tại Úc của các anh chị đi trước, thì bạn nên đi làm thêm khi du học tại Úc. Vì thực tế có rất nhiều sinh viên khi học tập tại Úc cũng có hoàn cảnh khó khăn, nên việc đi làm thêm giúp họ có chi phí trang trải cho cuộc sống của mình và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Theo chúng tôi, dù gia đình bạn có khá giả để chi trả cho cuộc sống của bạn nơi đây, thì bạn cũng nên đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm hoặc thực tập công việc có liên quan đến ngành học của mình để học hỏi, mở mang kiến thức.
Bạn cần học cách chăm sóc sức khỏe của bản thân
Khi mới qua Úc, chắc chắn một điều rằng, bạn sẽ rất khó chịu, có thể là bị bệnh do bạn chưa thích nghi được với khí hậu nơi đây. Vì thế, trước khi qua đây du học, bạn cần trang bị những loại thuốc có thể chữa các loại bệnh thông thường như cảm cúm, sốt, đau đầu,… nhằm đề phòng những trường hợp bất trắc có thể xảy ra. Khi bị bệnh bạn có thể đến các phòng y tế của trường hoặc bệnh viện để chữa trị vì dịch vụ sức khỏe ở đây rất tốt, mà chi phí cũng không quá cao nếu bạn là sinh viên quốc tế.




Hãy hòa nhập với nền văn hóa Úc
Sốc văn hóa là điều ta không tránh khỏi khi du học ở bất kì quốc gia nào trên thế giới và Úc cũng không ngoại lệ. Bạn nên trang bị cho mình vốn tiếng Anh thật tốt để có thể giao tiếp với người bản xứ, bạn bè, thầy cô của mình. Người Úc và các bạn du học sinh quốc tế rất thân thiện nên chúng tôi tin rằng các bạn sẽ không quá khó khăn để hòa nhập khi bạn chân thành và niềm nở với mọi người.
Ngoài ra, khi du học Úc các bạn cũng nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, cộng đồng tại nơi đây. Đó là cơ hội tốt để bạn tiếp cận với văn hóa và con người Úc. Tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa giúp bạn có thêm kỹ năng về cuộc sống và đem lại những trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống sinh viên của mình tại Úc.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi với các bạn về những kinh nghiệm sống tại Úc dành cho các sinh viên, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trên con đường du học nơi đất nước chuột túi xinh đẹp này.


Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Cách vệ sinh laptop cũ đúng khoa học

Để chuẩn bị cho việc vệ sinh laptop cũ trước hết bạn nên chuẩn bị một số dụng cụ như sau:
1. Dụng cụ để vệ sinh laptop cũ


Bông, vải mềm: Những vật liệu này dễ tìm thấy ở quanh ta, có thể mua với giá rẻ để bạn dùng lau các vùng nhạy cảm và mềm yếu của máy.
Chổi quét, cái cọ: Với những dụng cụ này bạn có thể tác động vào các góc, kẽ của laptop cũ.
Dung dịch tẩy sửa: là những dung dịch có thể tẩy được những vết bẩn cứng đầu nhất trên chiếc laptop cũ, chúng được bày bán rộng rãi ở trên thị trường.
Máy hút bụi dùng cho laptop: những dụng cụ này dùng cho những chỗ có vết bụi bẩn mà bạn can thiệp trực tiếp không vào được, chúng có thể được tìm thấy trên thị trường với đủ các loại khác nhau để bạn lựa chọn.
Bộ công cụ chuyên dùng cho laptop: bộ dụng cụ này bạn có thể được kèm theo khi bạn mua laptop cũ giá rẻ hay tại các cửa hàng thu mua laptop cũ chuyên dụng, gồm nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau.
2. Xác định vị trí cần vệ sinh
 Màn hình: là phần hiển thị thông tin, là vị trí rất mềm mỏng và nhạy cảm nên  trong quá trình vệ sinh laptop cũ bạn nên dùng bông, vải mềm, dung dịch nhẹ để lau chùi nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh bị trầy xước màn hình. Bạn tuyệt đối không được phun hay đổ trực tiếp ra màn hình mà hãy đỏ dung dịch vào miếng vải mềm để lau màn hình phẳng trên màn hình còn ở các góc thì dùng để chổi để quét và đưa vết bẩn ra ngoài.
Bàn phím: là phần dùng để gõ các ký tự, các số. Với vị trí này thì bạn phải sử dụng đến máy hút bụi để các vết bụi bẩn này được bay lên, nếu không có thì có thể dùng chổi để quét, nhưng tuyệt đối không được dùng dung dịch hay chất lỏng vì phía dưới là các bản mạch bán dẫn.


Cổng giao tiếp: với những vị trí này bạn có dùng một trong các công cụ trên đều được, nhưng với điều cấm kỹ là không được đổ dung dịch vào các cổng này, vì trong đó có rất nhiều chân giao tiếp song song nền khi đổ vào thì các chân gắn kết với nhau.
Vỏ máy laptop cũ: là phần bao bọc bên ngoài vệ sinh laptop cũ, tạo vẻ đẹp cho chiếc máy tính của bạn. Với vị trí này bạn có thể dùng các công cụ vệ sinh trên. Đặc biệt phải dùng đến dung dịch tẩy rửa để làm mất đi các chất cứng đầu.
Các khe tản nhiệt và quạt thông gió: là phần thoát nhệt và tản nhiệt ra môi trường cho Chip, CPU làm việc giúp máy hoạt động tốt hơn, chính vị trí này là chỗ duy nhất hay có bụi bẩn nhất vì có quạt gió thông. Có thể dùng chổi, vài mềm ướt để làm sạch.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về cách vệ sinh Laptop một cách cẩn thận và khoa học nhất. Bạn cần thực hiện vệ sinh cho chiếc laptop cũ của mình thường xuyên, nhằm cải thiện tình trạng hư hỏng laptop cũ do bụi bẩn mang lại và kéo dài thời gian hoạt động của máy.

Du học và kinh nghiệm sống tại Úc bạn cần biết

Du học đang trở thành xu hướng lựa chọn cho nhiều học sinh, sinh viên quốc tế, đặc biệt những năm trở lại đây, số lượng du học sinh tại Úc đã tăng lên rất nhiều do chất lượng đào tạo và chi phí hợp lí. Bạn đang có ý định đi du học tại Úc hay bạn đang thắc mắc về học phí, cũng như lựa chọn trường học thích hợp thì hãy xem qua bài viết dưới đây nhé, biết đâu sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm sống tại Úc bổ ích cho bạn thì sao.
 1. Kinh nghiệm săn học bổng
Du học tại bất kì quốc gia nào thì việc tìm kiếm học bổng luôn là giải pháp ưu tiên hàng đầu mà các bạn học sinh, sinh viên quan tâm. Chính phủ Úc cũng như các trường học tại Úc thường xuyên cung cấp những suất học bổng hấp dẫn dành cho những bạn học sinh, sinh viên có nhu cầu du học tại Úc.
Bạn có thể vào các trang web của Chính phủ Úc cũng như website của trường bạn theo học để cập nhật nhanh nhất những chương trình học bổng đang có hoặc bạn có thể đến các công ty tư vấn du học uy tín để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ của những người có kinh nghiệm hàng đầu về lĩnh vực du học.


2. Hãy ghi danh các chương trình học và thực tập có hưởng lương tại Úc
Úc là quốc gia nổi tiếng thế giới, thu hút nhiều sinh viên quốc tế với những kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành du lịch và khách sạn chất lượng cao. Với hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, vui chơi, giải trí hoàn thiện, hiện nay Úc có rất nhiều trường đào tạo mạnh về ngành này như: Trường International College of Management (ICMS), Blue Mountains International Hotel Management School, William Blue College,…
Các trường tại Úc đều cung cấp cho học sinh, sinh viên những chuyên ngành đào tạo với mức học phí hợp lý, khoảng 21.000 AUD/năm. Đặc biệt, sau khi sinh viên hoàn thành chương trình năm học đầu tiên tại trường sẽ được giới thiệu tới làm việc tại các công ty lớn hay thực tập ngay trong khuôn viên của trường.
Đối với kì thực tập này, sinh viên không cần phải đóng học phí mà ngược lại sẽ được hưởng lương thực tập toàn thời gian với mức lương tối thiểu từ 20 AUD/giờ. Các khóa thực tập từ 3 tháng đến 9 tháng hưởng lương toàn thời gian, linh hoạt với nhu cầu của sinh viên. Mức lương cao từ 3.000 AUD – 5.000 AUD mỗi tháng, tùy theo công ty mà bạn thực tập.
3. Lựa chọn trường học và ngành học phù hợp
Để phù hợp với khả năng tài chính của mình, bạn nên có sự nghiên cứu kĩ lưỡng trong việc lựa chọn trường học, ngành học có học phí vừa phải. Bạn có thể lựa chọn trường học có học phí thấp, visa dễ dàng, không chứng minh tài chính hoặc chọn trường học có mức đặt cọc ban đầu thấp giúp giảm áp lực tiền mặt.
4. Lộ trình học giúp tiết kiệm chi phí



Trong khi rất nhiều sinh viên của những gia đình có điều kiện tài chính tốt lựa chọn các Đại học tổng hợp lớn như: UTS, Monash, Macquerie,… để nhận được tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ danh giá với mức học phí từ 20.000 – 30.000 AUD/năm thì cũng có rất nhiều sinh viên có điều kiện tài chính trung bình trở xuống lựa chọn con đường thứ 2 đó là chia nhỏ lộ trình học giúp tiết kiệm chi phí.
5. Nên đi làm thêm giúp tăng thu nhập
Theo kinh nghiệm sống tại Úc của các anh chị đi trước thì việc đi làm thêm trong thời gian đi học là rất cần thiết. Nó có thể mang lại cho bạn những kinh nghiệm làm việc và một số tiền nho nhỏ để bạn có thể trang trải chi phí sinh hoạt. Việc làm ở Úc rất đa dạng, từ những việc làm lao động chân tay đến lao động bằng trí óc và mức lương cũng tương ứng với công việc làm thêm mà bạn lựa chọn.
Tuy nhiên bạn cần cân bằng giữa việc học và đi làm thêm, vì bạn nên biết rằng mục tiêu chính mà bạn đến Úc là du học.

Với những kinh nghiệm sống tại Úc về vấn đề du học được chúng tôi chia sẻ ở trên, hi vọng sẽ giúp được phần nào trong việc lựa chọn du học của bạn nhé. Chúc bạn thành công!